Các cao tăng , Phật tử có nghe , thấy giới trí thức tây phương đang lên án , chửi bới Phật giáo không ? Bằng chứng ông ROGER-POL DROIT trong bài "Phật giáo và hư vô chủ nghĩa " cho rằng :
Giờ thì chúng ta hoàn toàn quên lãng nỗi khiếp sợ xưa cũ này rồi. Tuy thế, ta tìm thấy nhiều chỉ dấu khác biệt về nỗi sợ hãi đó ở các triết gia Đức – Hegel, Schelling, Schopenhauer, Nietzsche và những người khác. Nó cũng để lại dấu vết nơi những người Pháp, từ Cousin cho đến Renouvier, xuyên qua Quinet, Taine, và Renan. Nói chung, dù hơn dù kém, họ đã đặt Niết bàn gần với hư vô, đã xem Phật Giáo như một thứ hư vô chủ nghĩa, đã gắn liền Phật Giáo với chủ nghĩa yếm thế. Có thể trưng dẫn hàng trăm thí dụ. Hégel, trong những phiên bản năm 1827 và năm 1830 của tác phẩm “Encyclopédie” (Bách khoa), trình bày ở đoạn 87: “Hư vômà những người theo đạo Phật tôn làm nguyên tắc của mọi sự, là mục đích tối hậu và cứu cánh tối hậu của mọi sự.” Trong “Lecons sur la philosophie de la religion,” ông giải thích rằng, đối với Phật Giáo, “con người phải tự biến thành hư vô”, thừa nhận “sự bình an vĩnh cửu của hư vô”. Tiếp đó, những triết gia xem thứ lý thuyết được truyền giảng bởi một người mà Edgar Quinet đặt tên là “Vị Chúa vĩ đại của cái không” (Le grand Christ du vide) là một thứ “chủ nghĩa cuồng tín hư vô”[1]. Riêng Ernest Renan thì kết luận rằng thứ tôn giáo không thể nhận thức được này “gán cho đời sống một mục tiêu tối cao là hư vô,” cái “bộ máy tạo khoảng trống trong tâm linh” này là chỉ dấu rằng có sự hiện hữu của một “giáo hội của hư vô chủ nghĩa”
Thật là oan cho Ngài Thích Ca chúng tôi lắm ông ROGER-POL DROIT ơi , cái HƯ VÔ hay TÁNH KHÔNG ( Rỗng không ) là do các ông Trung Hoa viết ra trong Đại Thừa - Tịnh độ rồi quảng cáo là giáo lý Phật giáo , Ngài Thích Ca không nói chuyện Hư Vô , Tánh không nào đâu mà ông lên án , phê phán . Bởi các ông cứ nghiên cứu kinh Đại thừa chữ Hán mà hiểu là Phật giáo Thích ca thì hố to , cái phá nát , đại họa là do những cao tăng người Hoa sáng tác thêm quá nhiều trong kinh điển rồi gán là của Thích Ca . Ông hảy qua Tích Lan đọc những bản kinh gốc chữ Pali lưu còn trữ bên đó , đừng đọc kinh Phật bằng chữ Hán do Trung Hoa dịch ra đi sai giáo lý Ngài Cồ Đàm và ông nhớ dùm con Ngài Long Mãng (Nagarjuna) là ( Người Trung Hoa ) , tôi trích lại cho ông đọc nhé :
Ngài Long Mãng (Nagarjuna) ( Người Trung Hoa ) phát huy triết học Đại thừa về tánh Không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết (Madhyamika-karika, còn gọi là Trung quán luận) chứng minh rằng vạn pháp đều "RỖNG KHÔNG "..
Các ông Tây bà đầm phải hiểu rằng khi giải minh theo xu hướng hư vô không tận như ROGER-POL DROIT ,Hegel, Schelling, Schopenhauer, Nietzsche ...... chỉ có tánh cách hời hợt , một chiều . Tánh Không thường bị phê phán như là một thứ triết lý mông lung không hơn, không kém theo các ông hiểu là một sự biến thái ý nghĩa Phật giáo qua đầu óc Kito mà các ông tôn thờ từ lâu . Cũng không trách khi các ông thấy giáo lý Phật giáo cũng cầu nguyện , cứu rỗi ..... như đạo God , vì các ông đọc kinh Phật của Đại thừa - Tịnh độ nó sai trái và đi ngược , phản lại giáo lý gốc của Thích Ca là TỰ GIẢI THÓAT khổ đau , Niết bàn là ở đây , là TÂM của bạn chứ không hứa hảo huyền như thiên đàng , tây phương cực lạc nào đâu . Các cao tăng , Phật tử Đại thừa đọc đến đây đã thấy một sự tác hại , phá nát đạo Phật của Đại thừa chưa ? Còn nhiều bằng chứng mà tôi sẽ chỉ dẫn hầu giúp quý vị thấy rõ , chứ không HỒ ĐỒ như ông TC chỉ quote một đọan của tôi mà không lý luận đựơc câu nào , rồi cho đó "để cho thấy tác giả tự vả mồm mình như thế nào " . Trình độ Phật học như vậy cũng đòi lên tiếng dạy đời .
Về Tánh không , hư vô thầy Thích Tâm Thiện tạm giải thích thế này :
Tánh Không tiếng Phạn gọi là Sùnyatà. Đây là một từ hợp biến của hai âm : sùnya và tà. Sùnya có nghĩa là không, là rỗng; tà là tiếp vĩ ngữ (tiếng hợp âm để biến thành danh từ) . Theo ngữ căn, thì từ sùnya được phát sinh từ động từ svi, có nghĩa là phồng lên, sưng lên…Ở đây, hễ cái gì phồng lên bên ngoài–như bong bóng chẳng hạn- thì bên trong nó bao giờ cũng rỗng không. Do đó, sùnyatà được hiểu như là tính cách của trương độ (sự phồng lên) nó luôn luôn bao gồm hai mặt : bên trong và bên ngoài; hễ bên ngoài phồng lên thì bên trong rỗng.
Tuy nhiên, có lẽ do một lý do nào đó, hoặc không có sự tương đương trong ngôn ngữ phương Tây, nên sùnyatà thường được dịch chỉ có một chiều- đó là sự rỗng không. Như trong tiếng Anh, sùnya được dịch là empty hay void, và tà được dịch là ness, kết hợp giữa hai từ này (sùnya + tà= sùnyatà) sùnyatà được dịch là emptiness, voidness, hay nothingness … Và tất cả những từ trên đều có nghĩa là sự trống không, sự rỗng tuếch, sự không có gì cả…
Tuy đó chỉ là một lối giải thích tương đối , nhưng cũng không mang lại giá trị chân lý của Ngài Thích Ca . Vì theo Ngài " Vạn Pháp đều là Không " , vậy thì phình ngoài rỗng trong mà làm gì ? Đã là Không dù bằng hình thức nào vạn lý cũng là Không .
Phật Giáo như một thứ hư vô chủ nghĩa, đã gắn liền Phật Giáo với chủ nghĩa yếm thế. là Phật giáo ĐẠI THỪA - TỊNH ĐỘ đội lốt và MẠO NHẬN trùm lên đầu cho giáo lý Thích Ca . Ngài Cồ Đàm bi quan , yếm thế thì làm gì có chuyện từ bỏ danh vọng , giàu sang để xuất gia tìm đừơng cứu khổ , yếm thế thì làm gì sau 49 năm lăng xã vào đời giáo huấn chúng sanh và trước giờ nhập diệt Ngài còn dạy các đệ tử :
-"Các ngươi hãy lấy Giới luật làm Thầy" (Vinayo Sasanassa Ayu – The Rule is the Life of the Teaching).
- "Các ngươi hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là Người chỉ đường."
- Các con hãy tinh tấn TIẾN LÊN để tìm đừơng giải thóat .
Vậy thì các ông Tây bà đầm có lên án Phật giáo là BI QUAN - YẾM THẾ thì vui lòng móc thêm vài chữ : Phật giáo Đại thừa - Tịnh độ dạy BI QUAN - YẾM THẾ để khỏi lầm lẫn là Phật giáo Thích ca .
Bookmarks